++ Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của tôi ++ Một ngày vui vẻ nhé! ++

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009

Môn học Văn hóa Ẩm thực tại trường học

Môn học Văn hóa Ẩm thực tại trường học
Môn học văn hoá Việt Nam còn mới, Văn hóa ẩm thực Việt Nam lại càng mới hơn nữa. Phải có một thời gian nữa môn học này mới hoàn chỉnh. Để giúp nhau cải tiến môn học này, chúng tôi mong được các đồng nghiệp cũng như các bạn sinh viên trao đổi kinh nghiệm dạy và học môn học này.
Môn văn hoá ẩm thực là phần lý luận, nền tảng của ẩm thực Việt Nam, không phải là nghệ thuật nấu ăn. Từ đó có kiến thức về văn hóa Việt Nam, cách sống của người Việt và niềm tự hào của dân tộc.
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
Lớp Việt Nam Học năm thứ 3, Trường Đại học Sài Gòn
Giảng viên: TS Nguyễn Nhã
Học kỳ 2 năm học 2008-2009 (32 tiết)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Giúp sinh viên trang bị kiến thức về sự phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam, những nét đặc trưng, độc đáo của ẩm thực Việt Nam từ nguyên vật liệu, dụng cụ, cách chế biến, cách ăn uống của người Việt.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng về thẩm mỹ, thưởng thức và tìm hiểu, truyền đạt, quảng bá những độc đáo của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
3. Giáo dục tinh thần qúy trọng, bảo tồn và phát huy những vốn qúy của văn hóa ẩm thực, thực đạo Việt Nam.
II. Nội dung
Chương I: Khái quát về những chặng đường phát triển của ẩm thực Việt Nam (4 tiết)
I. Những yếu tố địa lý, lịch sử ảnh hưởng đến ẩm thực Việt Nam
1. Yếu tố địa lý: các vùng địa lý như Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ (Thanh Nghệ Tĩnh), Trung Trung Bộ (Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), Tây Nguyên, Nam Bộ.
2. Những yếu tố lịch sử, văn hóa.
II. Các chặng đường phát triển
3. Giai đoạn từ đầu đến cuối thế kỷ XIX
4. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến thế kỷ cuối thế kỷ XX
5. Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX đến nay
Chương II: Những đặc trưng, độc đáo của văn hóa ẩm thực Việt Nam (4 tiết)
I. Ẩm thực học, văn hóa ẩm thực và thực đạo Việt Nam
1. Ẩm thực học
2. Văn hóa ẩm thực
3. Thực đạo Việt Nam
II. Những đặc trưng,độc đáo của văn hóa ẩm thực Việt Nam
1. Những độc đáo của ẩm thực Việt Nam
2. Những đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng miền ở Việt Nam
3. Bản sắc Việt Nam từ nguyên vật liệu, dụng cụ nấu, cách chế biến , cách ăn uống
Chương III: Những món ăn, thức uống Việt Nam (24 tiết)
I. Sự phân loại các món ăn
II. Những món ăn uống độc đáo:
1. Nước mắm và nước chấm (Nhóm 1) (2 tiết)
2. Các món hấp, luộc, tươi sống: Xôi, các loại đồ hấp, luộc gạo rau củ, quả, thịt, cá (Nhóm 2) (2 tiết)
3. Gỏi cuốn và các loại cuốn, cuộn, các loại gỏi, các loại dưa, cà. (Nhóm 3) (2 tiết).
4. Bánh chưng, bánh tét, bánh cuốn và các loại bánh (Nhóm 4) (2 tiết).
5. Chả giò, chạo tôm và các loại chả (Nhóm 5) (2 tiết)
6. Canh, các loại nấu: phở, miến, bún bò, bún thang, bún riêu và các loại bún *(Nhóm 6) (2 tiết)
Chương IV: Ẩm thực, rượu thuốc, trà Việt, món ăn bài thuốc, tiệc với phong tục và du lịch
1. Rượu thuốc, món ăn bài thuốc, trà Việt (Nhóm 7) * (4tiết)
2. Từ cung đình đến dân dã: Mâm cỗ Tết, giỗ, tiệc khao, cưới và tiệc đãi quốc khách xưa và nay (Nhóm 8)* (4 tiết)
3. Ẩm thực với du lịch (Nhóm 9) (2 tiết)
Tổng kết (2 tiết)
III. Phương pháp
Sinh viên là trung tâm trong quá trình đào tạo:
- Tự học, tự nghiên cứu là chính
- Tham gia tích cực trước, trong và sau bài giảng
+ Đọc trước đề cương bài giảng, giáo trình theo yêu cầu.
+ Chuẩn bị nội dung thuyết trình, chất vấn được phân công trước lớp
+ Tham khảo tài liệu, chuẩn bị thảo luận trong lớp, tự nghiên cứu, giải quyết những vấn đề bản thân và lớp nêu ra trong lớp học.
+ Đọc sách tham khảo, có ghi phiếu tham khảo.
+ Làm bài tập nghiên cứu: chuyên đề
Phiếu tham khảo
· Khoảng ½ trang giấy tập hoặc bìa cứng nhỏ hơn
· Tên tác giả, tên tác phẩm, nơi xuất bản, năm, số trang .
· Tên tác giả, “tên bài báo”, tên báo ( hay kỷ yếu), số (ngày, tháng, năm)
· Nội dung: Đại ý hay chép nguyên văn từng vấn đề nhỏ, ghi rõ số trang: hoặc /trx hoặc ( trang x)
- Mỗi buổi giảng đều có thảo luận
- Nếu có thuyết trình, thời gian phân bố như sau:
+ Giảng viên nêu yêu cầu: 5ph
+ Thuyết trình: 45ph
+ Thảo luận nhóm và tập thể lớp: 45ph
+ Giảng viên đúc kết: 40ph
- Nhóm thuyết trình (từ 3-6 người) gồm trưởng nhóm và các nhóm viên. Mỗi người đều được phân công, phân nhiệm vụ theo kế hoạch cụ thể của nhóm.
+ Mỗi bài thuyết trình từ 10 đến 15 trang đánh máy khổ A4, có tài liệu tham khảo.
+ Chín nhóm trưởng đăng ký đề tài thuyết trình theo sở trường, sở thích của mỗi người. Mỗi sinh viên phải đăng ký vào các nhóm thuyết trình. Các đề tài thuyết trình có đánh dấu * được phép hơn 6 người.
+ Mỗi sinh viên phải có chuyên đề riêng hoặc theo nhóm từ 2 đến 3 người làm bài tập nghiên cứu.
+ Sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu, PowerPoint, video tape.
IV. Cách lượng giá
- Giảng viên nhận xét về hiệu quả học tập, thái độ học tập, phương pháp học tập nghiên cứu trong từng buổi học đối với cá nhân và tập thể (nhóm thuyết trình, nhóm học tập) qua việc hoàn tất những trách nhiệm được giao, trong đó có sự hồi đáp học tập của từng buổi học trong PHIẾU SINH VIÊN, bảng phân công, tổng kết của nhóm...
- Tính điểm:
* Điểm thi (hệ số 2) gồm:
+ Bài kiểm tra cuối môn học (luận đề cho sử dụng tài liệu): 80%
+ Bài tập nghiên cứu, chuyên đề: 20%
* Điểm quá trình (hệ số 1) gồm:
+ Chuyên cần (Phiếu sinh viên)
+ Tham gia bài thuyết trình nhóm (Tự đánh giá, đánh giá của nhóm và của giảng viên)
+ Tham gia thảo luận, sinh hoạt nhóm (Tổng kết nhóm)
Về bài tập nghiên cứu: Mỗi sinh viên hoặc nhóm (từ 2 đến 3 người) chọn đề tài (không trùng lập) về khảo sát thực trạng, đánh giá các nhà hàng, quán ăn, uống, gánh hàng rong và đánh giá chất lượng Việt Nam, ngon, lành sạch tại địa phương, cụ thể ở TP.HCM (nếu rộng các loại hình thì hẹp không gian có thể 1 phường hay 1 quận. Ngược lại nếu hẹp các lọai hình như nhà hàng đặc sản, quán cà phê, gánh hàng rong… thì không gian rộng nhiều phường, nhiều quận; sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội “mô tả: quan sát, điều tra, thống kê…)
V. Kế hoạch triển khai:
- Buổi học thứ nhất đến thứ 2: Đề cương môn học và Đề cương bài giảng, phổ biến kế hoạch thuyết trình và chuẩn bị bài tập nghiên cứu chuyên đề.
- Buổi học thứ 3 bắt đầu thuyết trình và bắt đầu đăng ký đề tài bài tập nghiên cứu, làm chuyên đề vào buổi học thứ 2.
- Buổi học cuối (8):Tổng kết đánh giá
* Giáo trình: TS Nguyễn Nhã chủ biên, Bản Sắc Ẩm Thực Việt Nam, NXB Thông Tấn (TP.HCM), 2009, 274tr hay Bản sắc Việt Nam trong ăn uống, Kỷ yếu HNKH,1997, 168tr.
* Thực tế bộ môn: Sinh viên tham dự các lễ hội ẩm thực dân tộc tại Thành phố và các hội lễ tại các địa phương như cà phê Tây Nguyên, trà Bảo Lộc, Hà Giang. Các nhà hàng đang xây dựng tiêu chí thực đạo Việt Nam như Làng Du lịch Bình Quới, Bình Thạnh, TP.HCM (Có thể xin kinh phí nhà trường tổ chức cho cả khóa học).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...