++ Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của tôi ++ Một ngày vui vẻ nhé! ++

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

Những câu hỏi cơ bản về gia vị

Ai cũng biết gia vị và thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể là nó tốt như thế nào? Dùng bao nhiêu thì đạt được lợi ích đó?

Những lợi ích của gia vị và thảo dược
Từ “chống ôxy hóa” thường được gắn với hoa quả, rau xanh, trà và thậm chí là cả sô-cô-la. Nhưng bạn có biết rằng, các loại thảo dược và gia vị cũng “đậm đà” các loại hợp chất được cho là rất tốt cho sức khỏe này?
Sức mạnh của chất chống ôxy hóa: Nghiên cứu cho thấy các chất chống ôxy hóa là những hợp chất bao gồm beta-carotene, lutein, lycopen, selen và các vitamin A, C, E. - được tìm thấy trong nhiều thực phẩm như hoa quả và rau xanh - có thể bảo vệ các tế bào trong cơ thể chống lại các gốc tự do.
Các gốc tự do là những phân tử được tạo ra khi cơ thể tiêu hóa thực phẩm hay phản ứng với sự ô nhiễm do hút thuốc và tiếp xúc với các tia phóng xạ….
Các chất chống ôxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim, ung thư và các bệnh khác.
Đặc tính kháng viêm: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm khả năng bảo vệ vô song của các loại gia vị - thảo dược và họ phát hiện ra nó có tính kháng viêm.
Viêm nhiễm được cho là tiền đề của nhiều căn bệnh mãn tính như bệnh tim, dị ứng và Alzheimer. Các loại gia vị và thảo dược có thể được coi là những thực phẩm có khả năng kháng viêm và không chỉ làm tăng hương vị mà còn trợ giúp đắc lực trong việc “hàn gắn” những vết thương trong cơ thể.

Giảm cân: Các nhà nghiên cứu đã thăm dò khả năng tiềm tàng của các gia vị trong việc tăng cường chuyển dưỡng, đẩy nhanh cảm giác no nê và kiểm soát cân nặng cũng như nâng cao chất lượng bữa ăn.
Chất capsaicin trong ớt được cho là giúp tăng cường khả năng chuyển hóa chất trong cơ thể. Thêm vào đó, nếu thực phẩm bạn ăn có hương vị và đem lại sự hài lòng, thì cũng có nghĩa là bạn sẽ ăn ít hơn và nạp vào cơ thể ít calo hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giảm cân, nên dùng thêm nhiều gia vị và thảo dược vào các món ăn hằng ngày.
Những đầu bếp coi trọng sức khỏe và các chuyên gia luôn khuyến nghị rằng nên thêm gia vị vào thảo dược vào các món ăn để vừa có tác dụng tăng hương vị, vừa không phải thêm chất béo, muối hay đường.
Những nghiên cứu mới nhất cho thấy các loại gia vị và thảo dược rất giàu các chất chống ôxy hóa và có thể coi là một trong những dược phẩm tại gia giúp nâng cao sức khỏe qua từng bữa ăn. Ví như 1 thìa bột quế vàng có lượng chất chống ôxy hóa tương đương với nửa cốc việt quất và 1 cốc nước lựu ép.
Cần bao nhiêu gia vị để mang lại những lợi ích cho sức khỏe? Chỉ cần nêm chút xíu trong mỗi bữa ăn là đủ nhưng định lượng cụ thể trên lý thuyết thì cho tới nay chưa có.
Giống như thực phẩm, không thể có 1 “đơn kê” cụ thể nào cho các loại gia vị hay thảo dược. Lượng dùng hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi người.
Nó làm tăng hương vị và dinh dưỡng, đồng thời cũng cung cấp 1 dạng muối, giúp giảm lượng muối, chất béo và cả đường trong các món ăn.
Đun nóng gia vị và thảo dược có làm giảm các giá trị dinh dưỡng?
Các nhà nghiên cứu đã quan sát những ảnh hưởng của sức nóng cũng như quá trình chuẩn bị đối với các loại gia vị và một số nghiên cứu cho thấy sức nóng làm tăng các yếu tố sinh học (tăng khả năng hấp thụ và giá trị dinh dưỡng) của các hợp chất có trong một số gia vị; trong khi sức nóng lại làm giảm các giá trị dinh dưỡng của một số gia vị khác.
Ví như nhiều nghiên cứu tìm hiểu về sự thất thoát của các chất như curcumin, capsaicin và piperine, đây là những hoạt chất chính trong nghệ vàng, ớt đỏ và tiêu đen lần lượt qua các quá trình chế biến trong nước: đun sôi trong 10 phút, 20 phút và đun 10 phút trong nồi áp suất.
Kết quả là lượng curcumin bị hao hụt do quá trình đun nóng là từ 27-53%. Chất capsaicin trong ớt đỏ bị hao hụt là từ 18-36%. Lượng piperine trong hạt tiêu đen bị hao hụt là 16-34%.
Và để khởi động một sức khỏe tốt và cách dùng gia vị trong món ăn, hãy tham khảo 7 loại siêu gia vị - thảo dược nhé!

1. Quế


Quế rất dễ sử dụng, linh hoạt và thơm ngon. Chỉ cần thêm ½ thìa bột quế vào chỗ cà phê xay của bạn trước khi pha chế hoặc hòa quế với mật ong và cho vào trà để làm ngọt, với các cách đơn giản đó bạn đã bổ sung thêm hương vị và làm thức uống thêm tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra bạn có thể trộn quế vào sữa chua hoặc rắc vào bát ngũ cốc, trộn với bí đỏ hầm hay cho vào ly sinh tố cũng rất ngon. Quế là gia vị tuyệt vời cho các loại bánh mỳ, bơ lạc và các thức ăn từ trái cây.
Bên cạnh lợi ích từ chất chống oxi hóa, quế còn giúp điều chỉnh lượng đường máu và cholesterol trong cơ thể.
2. Lá thơm Oregano
1 thìa lá thơm Oregano có chứa lượng chất chống oxi hóa tương đương với 3 chén hoa lơ xanh (nhưng bạn đừng “bỏ rơi” hoa lơ xanh mà hãy dùng cả hai thứ rau này).
Rau Oregano là loại thảo mộc khô chứa nhiều chất chống oxi hóa nhất. Nó có thể được dùng trong nhiều món ăn quen thuộc, bạn có thể cho lá này lên trên chiếc bánh pizza, món mỳ Ý tự làm hay chiếc sandwich pho mát nướng thơm ngon.

Lá oregano thưòng được dùng để ướp cá, bò cừu nhằm để thử mùi. Bạn có thể mua lá oregano ở 60 Hàm Nghi, Q.1 hoặc các tiệm bán gia vị trong chợ Bến Thành, TP.HCM. Giá 10.000 đồng/gói 10g.
3. Gừng
Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng 1 thìa gừng có lượng chất chống oxi hóa bằng với 1 chén rau cải. Và gừng có thể được dùng trong các món ăn cả ngọt và cả mặn
Để làm hài lòng những ai ưa đồ ngọt bạn chỉ cần thêm thứ gia vị cay ấm này vào những lát hoa quả, hay hòa cùng sữa chua lạnh, kem hoặc cho vào một số loại bánh ngọt.
Với những người thích đồ mặn thì bột gừng có thể được hòa với mật ong và tẩm ướp các loại thịt như cá, gà, thịt lợn…. Gừng còn được sử dụng nhiều trong pha chế, tẩm ướp hay làm các loại nước sốt.
Ngoài ra gừng còn được biết đến là “liều thuốc” tố cho tiêu hóa, chống buồn nôn và giảm đau.
4. Ớt
Gia vị từ ớt đỏ bao gồm: ớt cay, ớt bột và ớt khô giã nhỏ. Việc thêm mùi vị cay nóng vào món ăn dường như đã trở nên không thể thiếu trong các bữa ăn.
5. Lá hương thảo
Hợp chất trong lá hương thảo giúp giảm bớt các viêm nhiễm trong cơ thể, các sưng viêm này là nguy cơ gián tiếp dẫn đến các bệnh mãn tính. Hương thảo còn được cho là đóng vai trò nhất định trong sức khỏe tim mạch.
Hãy cho lá hương thảo vào các loại nước ướp thịt, nước sốt cà chua cũng như các loại bánh mỳ, bánh cuộn.
6. Húng
Bên cạnh tác dụng chống oxi hóa các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của cây húng với các chức năng hô hấp.
Để thêm rau húng vào các bữa ăn, bạn hãy thái nhỏ húng ra cho vào nước sốt, vào dầu dấm trộn salad hoặc rắc vào các món cá, thịt vịt, ngan, thịt heo luộc…
7. Củ nghệ
Loại củ có màu vàng sáng này được xay ra và có nhiều trong thứ bột cà ri thường dùng. Nghệ có vai trò trong duy trì sức khỏe của bộ não, bảo vệ não chống lại sự kém nhận thức do tuổi tác.
Cách ăn bột nghệ: trộn vào với trứng hoặc các món thịt gà, cá, tạo màu khi nấu canh. Nấu các món cà ri với thịt gà, bò…
Bao nhiêu gia vị và thảo mộc thì tốt cho sức khỏe?
Bạn nên cho gia vị và các loại rau thơm vào các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên cũng không có định lượng nào cụ thể cả, chỉ đơn giản là ăn đều đặn hàng ngày.
Các gia vị và chất dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta ngon miệng hơn đồng thời giảm bớt sử dụng muối, chất béo và đường trong các món ăn.
Đun nóng có làm mất đi tác dụng của gia vị và thảo mộc?
Khi phân tích khoa học thì gia vị và thảo mộc vẫn giữ được thuộc tính của nó, nhưng lại chưa có câu trả lời chính xác nào cho việc đun nấu có làm mất tác dụng không.
Tuy nhiên quá trình đun nấu thường làm cho các hợp chất trong thức ăn dễ được cơ thể hấp thu hơn.
Vậy hãy nêm các loại gia vị, rau thơm và làm cho bữa ăn của bạn thêm sống động cũng như tăng cường sức khỏe cho gia đình mỗi ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...