++ Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của tôi ++ Một ngày vui vẻ nhé! ++

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2009

Khéo tay chọn hải sản

Đi biển, thưởng thức món hải sản tươi sống được chế biến công phu là niềm thích thú của đa số khách du lịch. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm có thể gây ngộ độc nếu bạn không biết cách chọn lựa và chế biên. Đọc những lời khuyên dưới đây nhé!

Tôm:



Tôm tươi luộc chín có mầu đỏ, thịt chắc

Khi chọn mua, chỉ nên mua những loại còn tươi, mua về phải chế biến và ăn ngay. Theo Tiến sĩ Phạm Văn Đà, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chí để chọn hải sản tươi sống là: Tôm tươi thì vỏ, đầu, râu, mắt sáng long lanh, màu xanh trơn láng, cứng dai, thịt chắc, mùi tanh bình thường, khi luộc chín có màu đỏ, mùi thơm ngon, thịt chắc. Tôm ươn thì đầu rời ra, râu dễ rụng, mắt tôm có vết xám đục, màu xẫm, không bóng bẩy, vỏ dễ tách ra, thịt mềm nhũn, mùi hôi tanh khẳn, khi luộc chín có màu bạc, mùi ươn thiu, thịt bở.

Cua ghẹ:



Cua ghẹ chắc, nguyên con.

Cua ghẹ tươi cũng có màu xanh óng ánh, yếm cứng không lún xuống, còn nguyên vẹn càng to và các càng nhỏ, mùi tanh bình thường. Cua ghẹ ươn thì màu đục, xỉn, hết óng ánh, yếm mềm, lõm xuống, càng rời ra, dễ rụng, mùi ươn thối khẳn khó chịu.


Sò hến ốc:



Sò tươi có nhiều nước bên trong

Sò hến tươi thì vỏ khép chặt, nếu đang mở, chạm tay vào thì khép lại nhanh chóng, nước trong ruột nhiều và trong, mùi hơi tanh. Sò hến ươn thì vỏ mở hoặc khép, chạm tay vào khi đang mở thì vỏ khép lại chậm là sắp chết, nước trong ruột ít và đục. Mùi thối khẳn. Ốc tươi thì thân ốc nằm chặt trong vỏ hoặc chui mình ra khỏi vỏ và di động nhanh, chạm tay vào thì chui thật nhanh vào vỏ, vảy ốc ở gần phía ngoài vỏ ốc, chạm tay vào thì phản xạ khép kín lại. Ốc ươn thì thân nằm trong vỏ thành kối mềm nhũn, vảy thụt sâu vào trong vỏ.

Ở hải sản còn có một loại vi khuẩn ưa mặn nguy hiểm, đó là vibrio parahaemolyticus, nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc hải sản. Vì vậy chỉ nên ăn loại đã luộc chín, tránh những loại hải sản tái, gỏi...

Một số loại hải sản như ốc, sò, hến... thường sống ở tầng đáy nên dễ bị nhiễm kim loại nặng và các hoá chất, vì vậy không nên ăn những loài hải sản này ở những vùng biển bị ô nhiễm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...